Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia

Phụng sự Dân tộc - Hưng thịnh Quốc gia

HÀNH TRÌNH ĐẾN CỬA NGÕ PHƯƠNG TÂY

Trong những ngày đầu của năm mới, một năm trên nền tảng của năm 2017 “phát triển kinh tế thần kỳ” của đất nước, của một năm “Kiến tạo và lịch sử” của Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia, đoàn công tác của VINEN có sự tham gia của các anh chị em từ GBA FINTECH đã khai xuân trong những ngày rực rỡ rượu, hoa để đến với một vùng đất đã từng “bị lãng quên” đầy dấu tích lịch sử hào hùng, một vùng đất của những con người thân thiện nhưng rất khát vọng thay đổi, một vùng đất có một nền văn hoá cổ kính bậc nhất Châu Âu... đó là đất nước Bulgary xinh đẹp.

Song hơn tất cả, Bulgary không chỉ có một nền văn hoá đậm đà, những kiến trúc cổ kỳ vĩ mà Bulgary là mảnh đất của giằng xé, trực cướp của các cường quốc Đông-Tây để rồi trên mảnh đất ấy vẫn chứa đầu những vết thương. Bỏ qua làm sao được, khi bulgary là “yết hầu”, là “trục” của cánh quạt bước đến Đông-Tây. Những người phương Đông muốn đến Tây, Nam Âu chẳng có con đường nào ngoài Bulgary và ngược lại từ Tây sang Đông cũng phải qua Bulgary. Bulgary đẹp kỳ vỹ, nhẹ nhàng như hương hoa hồng, quyến rũ như rượu vang nhưng cũng mạnh mẽ, gái góc như gai hoa hồng, nồng nàn như hương rượu vang có thể làm cho con người say đến chết.

Chúng tôi đến Sofia, một thành của hơn 2000 năm lịch sử với trên 2 triệu dân số (chiếm gần 1/3 dân số Bulgaria) yên lặng sau một chặng bay 12h qua Dubai thật ồn ào với hệ thống cầu tháng máy như trong phim star war náo nhiệt với những chiếc máy bay nhỏ là B777, còn lớn là A380 cất cánh liên tục...

Sofia một thủ đô vẫn còn đầy dấu tích của một thời xã hội chủ nghĩa, những ngôi nhà tập thể với những hàng cây không lá của một mùa đông lạnh. Có gì đó làm cho những vị khách đầu tiên thấy lạnh lẽo và hoang tàn khi vắng bóng người qua lại... mà như TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng, Viện Kinh tế và Chính sách của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, một thành viên trong đoàn của chúng tôi đã phải thối lên: Những toà nhà chung cư của thời Soviet trải dài buồn bã thậm chí không thấy bóng dáng của sự sửa sang, thay đổi. Không như ta đã thấy ở Hà Nội vào đầu thập niên 1990, khi những căn nhà tầng xấu xí chọc thủng các dãy nhà mái ngói đỏ hai tầng cổ xưa để vươn lên như những cái mầm hoang dại. Không ai thích cả. Nhưng chí ít có sự thay đổi. Đó là lúc Thiệp viết "Tướng về hưu". Và rồi, TS. Thành nhận xét, “Sự đánh mất bản sắc và chủ quyền quốc gia. Sự báo thù của địa chính trị. Sự chậm rãi chán nản hậu Soviet. Dường như đó là điều tôi cảm thấy trong buổi chiều đầu tiên tới thành phố Sofia, thủ đô Bulgaria, xứ sở những bông hồng, quê hương của vị anh hùng Spartacus. Có thể ấn tượng sai vì đang là tiết đông, mọi thứ còn ảm đảm trong cung trời mây xám và những hàng cây khẳng khiu trụi lá.”

Đúng như vậy, sự cô quạnh của những con phố với những hàng cây trơ lá được thay thế bằng những cung điện, những toà nhà cổ kính được xây dựng đặc quánh văn hoá phương Tây lộ ra như kiến trúc Hy Lạp, La Mã, Byzantine, Roman... Song đặc biệt nhất, là sự hài hoà, kỳ vĩ của một kiến trúc tổng thể từ ngôi trường Đại học Sofia hàng trăm tuổi mang đặc tính hàn lâm, uy nghi với 2 pho tượng của 2 anh em Evlogi Georgiev và Hristo Gẻogiev, đến Thư viện quốc gia, những cung điện của Phủ Chủ tịch, của Phủ Thủ tướng, của Quốc hội, tất cả đều hướng về ngôi Thánh đường - Nhà thờ chính toà St. Alexander Nevsky sừng sững với kiến trúc văn hoá Chính thống giáo với vàng và đá hoa cương. Không chỉ nơi đây, những con người với Đức tin Kito theo Chính thống giáo, vẫn có những ngôi nhà thờ của cộng đồng Do Thái giáo, của anh em Hồi giáo...

Tiếp chúng tôi, một lão thành cách mạng, một nguyên Ủy viên TW Đảng, Trưởng ban Tổ chức TƯ, Ngài Roumen Sernbezov, một người đã 79 tuổi nhưng đầy nam tính, tràn chất lãng mạn và đầy nhiệt huyết cho một quốc gia đổi mới. Cầm trên tay điếu Cigar made in Bulgaria, nhâm nhi li rượu vang với đầy ánh mắt tự hào về chất, vị ngon của nó. Ông kể hàng loạt những câu chuyện lịch sử về một dân tộc giằng xé của nhiều đế quốc xâm lăng. Ông bảo Việt Nam đã đánh đuổi được nhiều kẻ xâm lăng thì Bulgaria cũng có lịch sử hào hùng tương tự. Tôi hỏi, bia quyết nào làm cho người Bulgaria dũng cảm và mạnh mẽ, ông tiết lộ đó là uống rượu vang đấy... Rồi ông cười khà khà sảng khoái. Rồi ông bảo, mỗi tháng ông mua 300 lít rượu vang tươi (thứ rượu vang vừa chắt trong các thùng gỗ sồi ra mà chưa đóng vào chai) để chia cho các bạn bè. Người bạn già ngồi bên cạnh ông liền thêm vào, cứ 22 hàng tháng là ông ấy đã bán hết rượu mà ông ấy chẳng lấy được đồng nào bao giờ. Ngài Roumen vẫn cứ cười khà khà chẳng tỏ vẻ tiếc nuối mà còn nói, tháng tới có lẽ phải lấy rượu sớm hơn để kịp sang Việt Nam dự lễ hội hoa hồng Bulgaria.

Rồi, một vẻ mặt nào đó buồn phảng phất trên khuôn mặt của vị lão thành cách mạng. Trong ông vẫn có khát vọng làm một cái gì đó cho tình hữu nghĩ Việt - Bul. Ông bảo, giờ là lúc tốt nhất cho 2 quốc gia xây dựng lại mối quan hệ hữu nghị lâu dài, là thời điểm đẹp nhất cho những nhà đầu tư Việt Nam vào Bulgaria trước khi các nước phương tây sở hữu hết. Đúng vậy, sau khi chúng tôi gặp và làm việc với Phòng thương mại và Công nghiệp Bulgaria, rồi Hiệp hội thương mại và Xây dựng Bulgaria và Ông chủ của một số doanh nghiệp Bulgaria, chúng tôi đã nhận ra rằng, nơi đây đang cố gắng tìm một hướng đi hiệu quả hơn, một thân thể đã trải qua rất nhiều năm của sự chậm rãi của một thời Xô viết với khí hậu 4 mùa đều đặt, với dân số ngày một ít đi khi ít người sinh thêm và giới trẻ thì đã bỏ đi tìm một vùng đất mới.

Tất cả đang vẽ lên một thế giới mới cho những người kiến tạo, cho những người khởi nghiệp. Sofia, quả là một thành phố của lịch sử hàng nhiều nghìn năm và một thành phố đang muốn thay đổi mình.

Phần 2: Plodive: MẢNH ĐẤT CỦA LỊCH SỬ, RƯỢU VANG VÀ NGHỆ THUẬT

 

Tôi bị cuốn hút câu chuyện vui về rượu vang từ Ngài Roumen , vị lão thành Cách mạng, nguyên UV BCT, trưởng Ban Tổ chức TƯ khi Đảng cộng sản còn đang nắm quyền điều hành đất nước Bulgary và là Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản, nhiệm kỳ 1989-1993. Ông hỏi chúng tôi, tại sao người Bulgary chúng tôi khỏe mạnh và đầy lãng mạn không? Nhìn những khuôn mặt ngơ ngác và ông không chờ chúng tôi có câu trả lời, ông đã trả lời thay rất nhanh: RƯỢU VANG đấy.

 

 

Rồi trên tay nâng cao ly rượu, uống một ngụm, để cho rượu như ngấm vào từng chân răng, rồi mới từ từ cho những dòng rượu đỏ chảy vào thực quản và hào sảng chia sẻ: khi xưa, đã một thời nhà Vừa của Bulgaria đã cấm nấu rượu vang và rồi cấm tất cả những gia đình trồng nho, bởi vị Vua kia cho rằng nếu ko nhớ thì người dân không thể nấu được rượu. Một ngày kia, công Chúa xinh đẹp của nhà vua cùng đoàn tuỳ tùng đi vào rừng ngoạn cảnh, săn thú, nhưng không ngờ cô đã bị một con sư tử rất lớn đang trực vồ bắt. Trong lúc tuyệt vọng đối mặt với sư tử, không một ai trong đoàn tuỳ tùng có thể đánh được con vật hung dữ, cô đã được một chàng thanh niên vạm vỡ nhảy ra và đã đánh nhau, giết chết con sư tử.

 

Công chúa của vua được cứu, chàng trai được mời về cung để Đức Vua ban thưởng. Trong lễ hân hoan mừng sống của cô công chúa xinh đẹp và cảm ơn người thanh niên đã cứu mạng con gái mình. Đức vua liền hỏi, làm thế nào mà khanh có sức khỏe như vậy? Chàng trai ngập ngừng và xin Đức Vua tha tội khi trả lời, được Đức vua đồng ý. Chàng thanh niên nói. Mẹ tôi đã giấu một mảnh vườn nhỏ để trồng nho để nấu rượu vang và cho tôi uống mỗi buổi sáng. Đức Vua hiểu ra giá trị của rượu nho, liền ra lệnh thu hồi lệnh cấm trồng nho và cho phép người dân Bulgaria làm rượu vang trở lại. Đồng thời, ông cũng quyết định gả cô công chúa xinh đẹp cho chàng trai đã cứu cô.

 

Vị lão thành cách mạng cười khà khà đắc trí đầy chất lãng mạn nhìn sang những cô gái xinh đẹp trong đoàn. Tất cả là do rượu vang đấy. Trong thâm tâm của tôi và những người trong đoàn đều có mong muốn được đến vùng rộng lớn xem và thưởng thức rượu vang, thứ đã làm cho Bulgaria mạnh mẽ như lời của người bạn già đáng kính.

 

Sau chương trình ở Sofia, chúng tôi đã quyết định có hành trình về mảnh đất Plovdive, một thành phố rất cổ xưa. Đây là thành phố lớn thứ hai ở Bulgaria với dân số gần 400 nghìn dân. Plovdiv có lịch sử kéo dài khoảng 6.000 năm, với dấu vết của một khu định cư thời kỳ đồ đá mới có niên đại khoảng 4000 TCN. Một số sử gia còn cho rằng Plovdiv là thành phố có người định cư liên tục lâu đời nhất của châu Âu. Nơi đây là một mảnh đất trù và rộng lớn. Hàng chục ngàn hecta trên một cánh đồng bạt ngàn trồng với nhiều loại nho khác nhau với chất lượng tuyệt hảo, đặc biệt có những loại nho được thu hoạch khi mùa đông băng giá tới. Và đấy cũng chính là hương vị đặc biệt cho một loại rượu vang hảo hạng, rượu vang tuyết. Đây là loại rượu vang được làm từ những trái nho đã bị tuyết phút, hút hết nước bên trong trái nho và đọng lại những tinh chất của trái nho nên vừa thơm, vừa ngọt hơn.

 

Chúng tôi đến Plovdiv vào một buổi chiều cuối đông, trời lạnh nhưng không có tuyết rơi. Làm việc với ban lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Plovdiv (PCCI), chúng tôi đã nhận thấy ban lãnh đạo PCCI cùng các doanh nghiệp trong vùng đang nỗ lực xây dựng thị trường và tạo dựng quan hệ hợp tác với Việt Nam. Bà Dobrina Prodanova, chủ tịch PCCI đã 78 tuổi, mà chúng tôi ngỡ Bà mới chỉ hơn 50 hồ hởi nói với chúng tôi rằng, Bà cùng đoàn mới sang Việt Nam hồi tháng chín năm 2017 vừa qua và đã xây dựng được một số mối quan hệ thương mại tốt. Rồi Bà quay sang chị Rositza Kasabova Giám đốc công ty Villa Vinifera, một công ty chuyên sản xuất rượu vang với tuổi đời gần 100 năm. Bà nói: “Đấy, đầu tháng ba này, cô ấy sẽ sang Việt Nam giới thiệu rượu vang của công ty cô ấy trong lễ hội hoa hồng do Đại sứ quán Bulgaria tại Việt Nam tổ chức.”

 

Công ty Villa Vinifera đã thành lập từ năm 1936, trải qua những đời chủ khác nhau, thậm chí đã bị quốc hữu hoá thành công ty quốc doanh, đến năm 1999 thì gia đình bà mua lại và đang tiến triển rất tốt. Để ổn định nguyên liệu nho đầu vào sản xuất hàng triệu lít mỗi năm, công ty đã đầu tư và trồng trên 3000 hecta nho. Tại công ty này, ngay buổi tối hôm đó, chúng tôi đã tham gia một khoá đào tạo thử rượu vang và giới thiệu các loại rượu vang trong vùng. Ngỡ ngàng và ngất ngây là cảm giác của tất cả chúng tôi.

 

Ngỡ ngàng vì rượu vang không chỉ là đồ để uống trong mỗi bữa tiệc, hay dành cho những chị em mỗi ly rượu trước khi đi ngủ để có một trái tim khỏe như thường nhiều phụ nữ nói, nó không chỉ tạo nên vẻ cường tráng và sức mạnh phi thường như câu chuyện của người bạn lão thành cách mạnh Roumen đã kể, mà rượu vang còn là cả một nghệ thuật, cả một văn hoá, một dân tộc. Chúng tôi đã được chị Rositza Kasabova đưa xuống thăm một hầm rượu sâu dưới lòng đất hàng chục mét với vô số những thùng chứa rượu bằng gỗ sồi được đóng dấu tiêu chuẩn về độ khô của gỗ. Giám đốc kỹ thuật của công ty cho chúng tôi biết rằng, để có những chai rượu ngon, rượu vang nhất định phải được để dưới nhiệt độ thấp. Với rượu vang đỏ thì tốt nhất ở nhiệt độ từ 14-18 độ C, còn rượu vang trắng thì còn phải thấp hơn nhiều, tầm 4-8 độ C là tốt nhất. Rồi anh cũng chia sẻ cho chúng tôi các loại rượu như rượu vang đỏ, vang trắng và đặc biệt là vang hồng. Muốn có được một chai vàng hồng (đây là một loại vang đặc biệt của Bulgaria), những người làm rượu nho phải rất tỉ mẩn. Những trái nho chín mọng để làm vang đỏ họ phải bóc toàn bộ vỏ nho trước khi ép nước lên men. Chưa kể người Bulgaria còn trộn những cánh hoa hồng vào nho để tạo nên những hương vị rượu đặc trưng không ở nơi nào có.

 

Chúng tôi đều ngất ngây bởi hương của hàng chục loại rượu với các dòng và cấp độ khác nhau. Dù rằng, chủ nhà đã chuẩn bị sẵn cho chúng tôi những cái ca và nói với chúng tôi rằng, chúng tôi hoàn toàn không cần phải uống rượu mà chỉ cần ngậm rượu, cảm nhận hương vị rồi bỏ ra cái ca đó. Ôi tiếc thế, một trong những người bạn của tôi thốt lên. Vì chúng tôi chưa bao giờ được uống nhiều mà lại còn đổ đi rất rất nhiều như thế. Mỗi chúng tôi, chủ nhà đưa cho 2 cái ly chính hiệu Bohemia và một ca nước tinh khiết. Trên bàn bày đặt đầy đồ ăn sang trọng, nhưng kỹ thuật khuyến cáo chúng tôi, đồ ăn chỉ để trưng bày, mọi người không được ăn, vì đồ ăn có thể làm mất đi hương vị rượu. Và nếu có đói, có muốn ăn gì thì chỉ nên ăn vài hoa quả như trái ô liu mà thôi. Rồi kỹ thuật viên lần lượt mỗi lần rót cho chúng tôi 2 ly rượu từ 2 chai khác nhau nhằm cho chúng tôi thử nghiệm và tìm ra sự khác biệt. Cứ như vậy, mỗi lần rót, rồi chờ chúng tôi uống, kỹ thuật viên lại giải thích cách chế rượu, phương thức lên men, giống , loại nho gì... mỗi loại rượu lại có những phương thức trưng cất, lên men, đóng chai khác nhau. Cứ sau mấy lần như vậy kỹ thuật lại cố gắng làm cho chúng tôi nhớ được hương vị, phương thức lên men. Cuộc thử rượu kết thúc khi mỗi chúng tôi mặt đã đỏ bừng. Nhưng các công ty chủ nhà không quên mời chúng tôi ăn tối.

 

Buổi sáng bừng tỉnh khi trời đã sáng, tỉnh dậy trên một mảnh đất mới với môi trường trong lành, yên ả. Một thành phố cổ kính hiện ra trước mắt chúng tôi với những cột, kèo, bia đá sừng sững từ thời La Mã cổ đại. Những con đường phố cổ hàng nghìn năm vẫn còn bền vững. Hai bên đường cổ là những ngôi nhà, những biệt thự có tuổi đời rất nhiều trăm năm vẫn còn kiên cố, nội thất mà những chủ nhà khi xưa sử dụng vẫn còn nguyên vẹn. Nhìn vào trong những vật dụng trong nhà mà chủ xưa sử dụng, nhiều gia đình ngày nay cũng chưa đủ điều kiện để sắm. Nói như vậy, nơi đây chắc chắn là một mảnh đất rất trù phú trước đây. Thêm vào đó, những cửa hàng bán tranh, ảnh, tượng rất phong phú và giá trị lịch sử. Rất nhiều cổ vật được mang ra trưng bày, bán có tuổi đời hàng nghìn năm. Rồi, cứ vài trăm mét, lại có ngôi Thánh đường đồ sộ hiện ra với những dáng kiến trúc La Mã cổ đại và Chính thống giáo. Tất cả đều tạo nên một cảnh tượng vừa huy hoàng, vừa cổ kính.

 

Có lẽ, khi cảm nhận và viết về Plovdiv sẽ có rất nhiều cái để viết, bởi nơi đây chứa đựng rất nhiều những di sản lịch lịch sử, một nền văn hoá huy hoàng, của một dân tộc được cho là cái nôi của con người, của văn hoá Âu châu. Ngày nay, Plovdiv đang chuyển mình mạnh mẽ. Họ đang đi lên từ nền tảng văn hoá sâu sắc, từ nền tảng của một dân tộc hoàng kim, của một vùng đất trù phú. Tất cả họ đang hành động để trở lại thời hoàng kim. Con đường họ đang chọn là doanh nghiệp. Cái họ đang rất thiếu là lao động, Và Việt Nam hoàn toàn lấy nơi đây để hợp tác, để khởi nghiệp.

Đinh Việt Hòa

Những hình ảnh đẹp từ thành phố Sofia

Bài viết liên quan
Ngành du lịch Việt Nam phục hồi mạnh sau đại dịch COVID-19, chuẩn bị tổ chức Đại hội Công nghiệp du lịch Quốc gia

Ngành du lịch Việt Nam phục hồi mạnh sau đại dịch COVID-19, chuẩn bị tổ chức Đại hội Công nghiệp du lịch Quốc gia

Tràn đầy năng lượng với buổi họp giao ban đầu tiên của tháng 7

Tràn đầy năng lượng với buổi họp giao ban đầu tiên của tháng 7

Đổi Mới Không Ngừng - Một trong 5 Giá trị Cốt lõi của Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia Việt Nam

Đổi Mới Không Ngừng - Một trong 5 Giá trị Cốt lõi của Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia Việt Nam

GS.TS Nguyễn Trí Hiếu và TS. Đinh Việt Hòa: Hội tụ của hai tâm hồn sáng tạo và tri thức

GS.TS Nguyễn Trí Hiếu và TS. Đinh Việt Hòa: Hội tụ của hai tâm hồn sáng tạo và tri thức

Đăng ký nhận tư vấn